So sánh mô hình OAO và O2O. Mô hình nào sẽ là xu hướng hiện nay?

Thị trường biến động, việc doanh nghiệp thay đổi mô hình hoạt động cũng là những phương án hữu dụng cho chiến lược phát triển của mình. O2O và OAO đang là những mô hình nổi bật hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ so sánh mô hình OAO và O2O. Xem đâu là điểm giống và khác nhau cùng lợi ích mà nó mang đến cho các doanh nghiệp!

1. Phân biệt khái niệm mô hình OAO và O2O

phân biệt khái niệm mô hình OAO và O2O

Phân biệt khái niệm mô hình OAO và O2O

Mô hình O2O (Online To Offline) là mô hình kinh doanh trong đó công ty sẽ thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến đến cửa hàng thực tế. O2O sẽ xác định khách hàng tại một không gian trực tuyến sau đó sử dụng một loạt các công cụ và phương tiện để lôi kéo khách hàng rời khỏi không gian trực tuyến đó để đến với các cửa hàng thực tế (thông qua các giá trị gia tăng cung cấp trên website bán hàng như coupon hay điểm tích lũy… )

Mô hình OAO (Online And Offline) là mô hình được các doanh nghiệp áp dụng vào kinh doanh theo hình thức offline và online. Doanh nghiệp sẽ có cả cửa hàng truyền thống và cửa hàng trực tuyến trên các trang Web, thương mại điện tử. Khách hàng thực hiện hành vi mua hàng tại cửa hàng như truyền thống hoặc có thể mua trên nền tảng internet.

2. Điểm giống nhau giữa OAO và O2O

OAO và O2O giống nhau ở điểm nào?

OAO và O2O giống nhau ở điểm nào?

Khi so sánh mô hình OAO và O2O, hai mô hình có khá nhiều điểm tương đồng, kèm theo những lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng vận hành hệ thống kinh doanh của mình.

Mở rộng quy mô thương hiệu trên nền tảng trực tuyến

Mỗi mô hình đều giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô biết đến thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng biết. Đồng thời giúp liên kết được với khách hàng, tìm được nguồn cộng tác viên hay nhân sự chất lượng.

Xét so với trước đây, doanh nghiệp hầu hết phải tìm cách đưa khách hàng tới cửa hàng tìm hiểu thông tin sản phẩm và mua hàng. Nhưng với hai mô hình này, doanh nghiệp có thể chủ động hơn về việc lôi kéo khách hàng khi có thể tiếp cận trên cả hai nền tảng online và offline.

Đầu tư cho các thiết bị phục vụ cho kênh bán online

Vì là tiếp cận khách hàng trên nền tảng số, nên đầu tư trang thiết bị là nhu cầu cần thiết để thực hiện các chiến lược của mình. Mỗi kênh bán sẽ là bộ mặt của doanh nghiệp, điều này đòi hỏi tỉ mỉ trong từng khâu vận hành kênh, đảm bảo được uy tín đối với khách hàng.

Tìm kiếm tệp khách hàng dễ dàng

Do với cách thức truyền thống thì hầu hết các mô hình này sẽ tận dụng được lượng khách hàng hay sử dụng Internet. Bên cạnh đó, công nghệ số đa dạng cách thức truyền thông, giúp cho doanh nghiệp dễ có những phương hướng điều chỉnh hợp lý.

Doanh nghiệp sẽ sở hữu hai mô hình kinh doanh Online và Offline

Thực hiện 2 hình thức kênh bán sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đa kênh hơn. Chính vì thế mà khách hàng cũng được tiếp cận đa dạng mà chi tiết hơn.

3. OAO và O2O khác nhau như thế nào?

Mặc dù hai mô hình đều có hình thức kênh online và offline, nhưng cũng sẽ có những điểm khác biệt để doanh nghiệp vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Cùng so sánh mô hình OAO và O2O có những sự khác nhau dưới đây.

sự khác nhau giữa hai mô hình là gì?

Sự khác nhau giữa hai mô hình là gì?

Mô hình O2O

  • Xu hướng dạng mô hình dịch duyển từ Online sang Offline. Nền tảng offline chưa được tốt.
  • Đầu tư cho kênh online nhiều hơn,
  • Chi phí để xây dựng và duy trì nhiều cửa hàng offline là quá nhiều so với lợi nhuận
  • Thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp ở kênh online nhiều hơn.

Dạng mô hình này thường kéo khách hàng từ online sang cửa hàng offline để mua hàng. Ta thấy mô hình O2O sẽ giúp doanh nghiệp vận hành kênh online cung cấp thông tin sản phẩm tốt nhưng lại hướng khách hàng trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng tốt hơn.

Mô hình OAO

  • Đầu tư hai kênh bán và kết hợp hai kênh kết hợp nhuần nhuyễn.
  • Thực hiện bán hàng trên nền tảng online và offline.
  • Thực hiện song son đồng đều để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả nhất.
  • Lĩnh vực kinh doanh/mặt hàng có thể kinh doanh tốt trên cả hai kênh.

Có thể nói mô hình OAO là giải pháp tiên tiến hơn, lấp đầy những khoảng trống mà mô hình O2O còn sót lại. Chính vì sự vận hành của thị trường, nền công nghệ phát triển, doanh nghiệp sẽ có những phương án hợp lý, đáp ứng nhu cầu của từng doanh nghiệp của mình.

Đó là những so sánh giữa mô hình OAO và O2O. Doapp hy vọng nếu chủ doanh nghiệp, hay những bạn đang hướng tới các chiến lược kinh doanh cho ngành bán lẻ nhưng chưa tìm kiếm được mô hình phù hợp. Thì đây sẽ là tài liệu mang lại kiến thức, thông tin giúp bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình.