Chuyển đổi số trong bán lẻ là gì? Giải pháp đột phá cho doanh nghiệp
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ giờ đây đã và đang làm thay đổi tư duy và cách thức mua hàng của nhiều người tiêu dùng hiện nay. Công nghệ phát triển kéo theo nhiều xu hướng và tiện lợi trong quá trình mua sắm, nâng cao trải nghiệm và đa dạng hình thức mua hàng, thanh toán.Vậy chuyển đổi số trong bán lẻ là gì? Giải pháp nào cho doanh nghiệp có những bước đột phá mới? Cùng Doapp tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chuyển đổi số trong bán lẻ là gì?
Khái niệm chuyển đổi số trong bán lẻ
Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu của các doanh nghiệp hiện nay. Là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Hiện nay, ngành bán lẻ cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ, khi áp dụng công nghệ hóa vào vận hành hệ thống. Sự dịch chuyển của ngành cũng thay đổi do nhu cầu mua sắm sản phẩm của khách hàng ngày càng nhiều hơn.
Chuyển đổi số trong bán lẻ là chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo mô hình chuỗi cung ứng (Supply chain) sang tập trung vào khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số (Digital value chain) dựa trên dữ liệu. (theo Nikki Baird, Phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ (VP, retail innovation) của Aptos)
2. Thực trạng chuyển đổi số ngành bán lẻ hiện nay
Thực trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng đang có chiều hướng tích cực. Khi mà hầu hết doanh nghiệp đều cảm nhận được vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong bán lẻ là gì. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chuyển đổi khi mới áp dụng một phần công nghệ nhưng đã lầm tưởng bản thân đã hoàn thành lộ trình chuyển đổi..
Là một trong những lĩnh vực phụ thuộc và nhu cầu và sức mua của khách hàng, ngành bán lẻ cũng biến đổi theo sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng cũng làm biến đổi ngành . Khách hàng hiện đại ngày càng có nhiều sự lựa chọn. Các trải nghiệm công nghệ mới khiến họ phát sinh những nhu cầu mới và đòi hỏi nhiều hơn từ đơn vị cung cấp.
Chuyển đổi số trong bán lẻ hiện nay diễn ra như thế nào?
Vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp bán lẻ vì không thích nghi kịp chuyển đổi số nên phải đóng cửa. Đồng thời dịch covid xuất hiện càng làm hệ thống vận hành của một số doanh nghiệp càng rối ren hơn.
Năm 2020: Theo Vinasa thì tại Việt Nam, hơn 92% doanh nghiệp đã có sự quan tâm hay thậm chí đã ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, chỉ có chưa đến 10% trong số họ nhận định rằng việc chuyển đổi số đã thành công và có thể mang lại giá trị trọng yếu cho doanh nghiệp.
Năm 2021: Đa phần doanh nghiệp đều ứng dụng các phần mềm, giải pháp hoạt động quản lý đa kênh, bán hàng online, quản trị kênh phân phối. Hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee,… Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử
Đến năm 2022, các doanh nghiệp vẫn có cơ hội bứt phá mạnh mẽ trong ngành bán lẻ, khi mà nhu cầu, thị yếu của người tiêu dùng ngày một tăng cao.
3. Doanh nghiệp bán lẻ sẽ xử lý thế nào trong thời đại chuyển đổi số
Thị trường bán lẻ đang cực kỳ cạnh tranh, bất kể quy mô của doanh nghiệp là gì, thì tốc độ chuyển đổi số cũng đều đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của doanh nghiệp bán lẻ trong tương lai. Chính vì thế, doanh nghiệp sẽ xử lý thế nào, tạo đột phá mới ra sao khi mà chuyển đổi số vẫn đang là xu hướng trong ngành bán lẻ.
Doanh nghiệp bán lẻ sẽ xử lý thế nào trong thời đại chuyển đổi số?
Chuyển đổi mô hình kinh doanh, thích ứng với thực tại
Việc vận hành quy mô doanh nghiệp với các mô hình quá cũ khiến doanh nghiệp có thể tụt lại phía sau khi chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ. Đối với ngành bán lẻ, mô hình OAO đang là một trong những mô hình nổi bật, phù hợp với nhiều doanh nghiệp khi lựa chọn kinh doanh online lẫn offline.
Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng mô hình làm việc kết hợp (Hybrid working model). Trong đó nhân viên có không hoàn toàn làm việc ở văn phòng mà được làm việc ở ngoài thông qua internet. Mô hình này mang lại sự thoải mái cho nhân viên, giảm tới 30% chi phí vận hành cho doanh nghiệp và giảm các thách thức về địa lý trước đây. Tùy vào nhu cầu, mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn mô hình để thích ứng với thực tế thị trường và doanh nghiệp.
Tối ưu các điểm hoạt động chưa hiệu quả nhờ phần mềm quản lý bán hàng
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa biết đến phần mềm quản lý bán hàng giúp tăng cường khả năng quản trị đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Các phần mềm tích hợp khả năng tính toán doanh thu, lợi nhuận, hoa hồng của các cộng tác viên. Bên cạnh đó còn có thể tạo hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả.
Với việc đưa tất cả dữ liệu lên môi trường số, sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng để có thể phát hiện các điểm cần tối ưu. Đa số các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay dưới hình thức SaaS (Software as a Service) đều cung cấp tính năng báo cáo theo thời gian thực, để nhà quản lý nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp ở bất kỳ thời điểm nào.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây (Cloud), các công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) giúp tăng trải nghiệm khách hàng.
Phát triển đa dạng hình thức thanh toán tiện ích, có lợi cho khách hàng.
Các hình thức thành toán cũng đa dạng sẽ khiến khách hàng tăng trải nghiệm trong mua sắm. Doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh bền vững nếu chỉ bám vào các chương trình khuyến mãi, phá giá,… Thay vào đó, cuộc đua sẽ nằm ở việc tối ưu chi phí vận hành cũng như tối ưu chuỗi giá trị, không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Phát triển đa dạng hình thức thanh toán
Điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến nên phương thức thanh toán qua điện thoại di động cũng nhờ thế phát triển hơn rất nhiều. Người dùng có thể không cần mang theo tiền mặt vẫn có thể dễ dàng thanh toán khi đi mua sắm, sử dụng dịch vụ với một chiếc smartphone có cài đặt thanh toán qua điện thoại di động (Mobile Banking). Ngoài ra, các hình thức sử dụng phương thức thanh toán bằng ví điện tử như Mobivi, Payoo, VnMart, Momo,… Các loại thẻ Visa, Master cũng phổ biến và khiến cách thức mua hàng trở nên thuận tiện hơn.
Có thể thấy, chuyển đổi số trong bán lẻ là tất yếu đối với những gì xảy ra trên thị trường hiện nay đối với doanh nghiệp. Không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trên thị trường bán lẻ. Trước tình hình còn biến động và sự chuyển đổi của công nghệ vẫn đang vượt trội, mỗi doanh nghiệp cần có quy trình và chiến lược đúng đắn để tăng tính cạnh tranh và bắt kịp xu hướng của thời đại.