Ưu và nhược điểm của mô hình OAO trong kinh doanh bán lẻ

ưu và nhược điểm của mô hình OAO trong kinh doanh bán lẻ

Hiện nay kinh doanh bán lẻ đang được ưa chuộng trên thị trường. Để thực hiện và duy trì ngành bán lẻ, doanh nghiệp cần có những mô hình cho riêng mình để vận hành tốt quy mô hoạt động. Mô hình OAO là một trong những mô hình đang phát triển hiện nay. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về kinh doanh bán lẻ, ưu và nhược điểm của mô hình OAO sẽ mang lại hiệu quả như thế nào cho doanh nghiệp!

1. Tổng quan về kinh doanh bán lẻ

Kinh doanh bán lẻ là một trong các hình thức kinh doanh được ưa chuộng và cũng là sự lựa chọn phổ biến của nhiều cá nhân, doanh nghiệp hiện nay. Đây là hình thức kinh doanh thương mại tập trung nhiều vào đối tượng cá nhân, người tiêu dùng có nhu cầu và khả năng mua hàng với số lượng các đơn lẻ tùy theo mục đích sử dụng.

tổng quan về kinh doanh bán lẻ

Kinh doanh bán lẻ là gì?

Các tổ chức kinh doanh bán lẻ có quy mô rất khác nhau. Có thể là một cửa hàng duy nhất hoặc các cửa hàng liên hoàn bao gồm nhiều chi nhánh, các cửa hàng bách hóa tổng hợp, cửa hàng giảm giá,… Nhưng công nghệ phát triển, việc hình thành những cửa hàng trực tuyến cũng trở nên đa dạng và phổ biến hơn.

2. Mô hình OAO trong kinh doanh bán lẻ

OAO là mô hình đang phổ biến hiện nay. Mô hình hoạt động bằng hình thức song song hai kênh online và offline kết hợp với nhau thu hút khách hàng từ trực tuyến đến mua hàng tại cửa hàng truyền thống và ngược lại.

mô hình OAO trong kinh doanh bán lẻ

Mô hình OAO trong kinh doanh bán lẻ

Trong kinh doanh bán lẻ, OAO đóng vai trò không nhỏ trong quá trình điều phối, quản lý bán hàng của doanh nghiệp. Vì vận hành theo 2 phương thức nên tốc độ phủ sóng và tỷ lệ đơn hàng cũng tăng cao hơn khi khách hàng có thể mua hàng theo các hình thức khác nhau.

Nếu mô hình O2O đang phát triển theo cách hướng người mua hàng tìm hiểu thông tin trực tuyến đến mua hàng tại cửa hàng, thì OAO đang phát triển những đặc điểm đó và phát triển thêm chiều ngược lại của mô hình O2O.

3. Ưu và nhược điểm của mô hình OAO

Tất nhiên, dù phát triển hay được ứng dụng nhiều ở các doanh nghiệp, thì mô hình nào cũng có những điểm thế mạnh và điểm yếu riêng. Dưới đây chúng ta có thể nhắc tới một số ưu và nhược điểm của mô hình OAO:

Về ưu điểm của mô hình

Tận dụng nền tảng số, gia tăng tốc độ phủ sóng sản phẩm

Công nghệ số phát triển, việc hình thành các các sàn thương mại điện tử để phối hợp doanh nghiệp vận hành hệ thống bán hàng đang rất phát triển. Trong quá trình áp dụng mô hình, doanh nghiệp dễ dàng phủ sóng sản phẩm của mình tới người tiêu dùng.

Thông qua các nền tảng số và sự kết hợp vận hành cửa hàng trực tuyến lẫn cửa hàng truyền thống sẽ giúp khách hàng có niềm tin với sản phẩm và đưa đến quyết định nhanh hơn.

Dễ dàng quản lý và vận hành đơn hàng

Hệ thống sẽ quản lý đơn hàng chi tiết cụ thể. Các đơn hàng sẽ được cập nhật liên tục trên website, ngoài ra khi khách hàng mua tại cửa hàng, thay vì đến tận nơi để đổi trả sản phẩm thì có thể thực hiện theo hình thức online.

Tức là khách hàng có thể liên hệ với doanh nghiệp sau đó đơn vị vận chuyển sẽ tới nhận hàng và thực hiện đổi trả sản phẩm cho khách hàng. Bằng cách thức này, việc vận hành đơn hàng cũng chỉ cần vài thao tác nhỏ là có thể quản lý một cách hiệu quả hơn. Trường hợp doanh nghiệp của bạn chưa biết cách quản lý sao cho hiệu quả, có thể tham khảo các ứng dụng quản lý bán hàng giúp quản lý hệ thống tự động và giúp tiết kiệm thời gian.

Chăm sóc khách hàng nhanh chóng và kịp thời

Như đã nói ở phần trên, khách hàng khi mong muốn đổi trả thì có thể liên hệ theo các hình thức khác nhau. Chính vì thế việc có hai cửa hàng online và offline giúp doanh nghiệp có thể phản hồi ý kiến và mong muốn của khách hàng nhanh nhất có thể.Bên cạnh đó, nếu khách hàng liên hệ mua hàng thì cũng kịp thời tư vấn ngay tại thời điểm khách hàng có mong muốn mua hàng, tránh bỏ lỡ thời điểm kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Tạo ra nhiều chương trình khuyến mại tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Thay vì thực hiện truyền thống như cách mà các cửa hàng hay doanh nghiệp thực hiện là mua ngay tại điểm bán trực tiếp thì được tặng kèm sản phẩm, giảm giá phần trăm mua hàng. Thì khi áp dụng mô hình OAO doanh nghiệp có thể thực hiện chương trình khuyến mại ngay cả trên cửa hàng trực tuyến.

Việc thực hiện các chương trình khuyến mại trên nền tảng số càng giúp cho sản phẩm được biết đến nhiều hơn, mức độ hưởng ứng chương trình của khách hàng cũng từ đó mà gia tăng.

ưu và nhược điểm của mô hình OAO

Ưu và nhược điểm của mô hình OAO

Nhược điểm của mô hình

Phối hợp cả hai hình thức phải nhuần nhuyễn

Thực hiện mô hình OAO sẽ mang đến những bất lợi nhất định, khi mà cả hai hình thức bán hàng trên cửa hàng trực tuyến và cửa hàng truyền thống phải có sự phối hợp nhất định. Không chỉ vì mục tiêu khách hàng mua tại cửa hàng mà bỏ bê cửa hàng trực tuyến và ngược lại. Đồng ý rằng thực hiện hai loại cửa hàng sẽ giúp doanh nghiệp mang lại lợi nhuận, doanh thu cao nhưng thực hiện nó sao cho hiệu quả cũng là vấn đề của mỗi doanh nghiệp.

Dễ xảy ra rủi ro trong quá trình quản lý bán hàng.

Các cửa hàng sẽ quản lý đơn hàng trên hệ thống tuy nhiên việc quản lý hàng online và offline cũng sẽ khiến cho một số đơn vị, doanh nghiệp gặp rủi ro đơn hàng. Một số tổ chức, doanh nghiệp có đơn vị vận chuyển riêng, tuy nhiên nếu những doanh nghiệp phụ thuộc vào đơn vị vận chuyển khác, hay hợp tác với các đơn vị vận chuyển kết hợp thì đơn hàng đi hay đã đến tay người tiêu dùng đôi khi cũng không kiểm soát được.

Kinh doanh bán lẻ đang phát triển thì việc ứng dụng mô hình OAO là phương pháp thông minh cho các doanh nghiệp. Trên đây là những ưu và nhược điểm của mô hình OAO, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được lợi ích to lớn mà OAO mang lại. Doapp tin rằng doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nói chung hay các đơn vị đang tìm hiểu về thị trường bán lẻ nói riêng sẽ có những hướng đi cho mình để đạt được mục tiêu cuối cùng!