Mô hình OAO là gì? Có nên áp dụng vào ngành bán lẻ?
Ngày nay để mở rộng quy mô, doanh nghiệp luôn tìm kiếm cho mình và áp dụng những mô hình kinh doanh để làm mới và vận hành một cách hợp lý. OAO – mô hình kinh doanh gần đây đang được một số doanh nghiệp bán lẻ biết đến và sử dụng.
Vậy mô hình OAO là gì? Liệu rằng các doanh nghiệp hiện nay có nên áp dụng mô hình vào kinh doanh để mang lại hiệu quả doanh thu, phát triển hệ thống. Cùng Doapp tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Mô hình OAO là gì?
Mô hình OAO là gì?
OAO (Online and Offline) là mô hình kinh doanh kết hợp giữa hai kênh bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến. Hiểu đơn giản hơn là doanh nghiệp sẽ có cửa hàng truyền thống ngay tại các điểm bán và các cửa hàng trực tuyến trên các trang web thông qua Internet.
2. Đặc điểm của mô hình
Đặc điểm của mô hình OAO
Kết hợp song song cả hai kênh bán
Nếu O2O là mô hình kinh doanh theo cách dẫn dắt khách hàng từ các trang web, mạng xã hội,… và đi đến quyết định mua hàng tại cửa hàng truyền thống. Thì OAO lại kết hợp song song, vận hành hai chiều để tối ưu được hiệu quả bán hàng.
Khi doanh nghiệp áp dụng hình thức OAO tức phải có cả cả hàng vật lý lẫn cửa hàng trực tuyến. Khi đó khách hàng có thể mua hàng thông qua website hoặc sàn thương mại điện tử mà không cần đến cửa hàng hoặc ngược lại.
Quản lý và hỗ trợ khách hàng đa phương
Khi nói đến đặc điểm của mô hình OAO là gì thì không thể thiếu quản lý và hỗ trợ khách hàng đa phương. Ngoài cách quản lý khách hàng thông qua các hình thức truyền thống như tại cửa hàng. Khi áp dụng mô hình OAO, doanh nghiệp có thể quản lý ngay trên hệ thống website hoặc thông quá các ứng dụng hỗ trợ bán hàng để quản lý. Nói cách khác, việc hỗ trợ khách hàng cũng trở nên nhanh chóng hơn nhiều và cũng dễ dàng hỗ trợ khách hàng khi cần thiết.
Cải thiện chất lượng và dịch vụ mua sắm
Dịch vụ mua sắm cũng được cải thiện hơn khi khách hàng có thể mua ngay tại nhà. Vì là hình thức 2 kênh nên khả năng mua hàng của người tiêu dùng cũng đa dạng. Nếu khách hàng thực hiện hành vi mua ngay trên website thông tin sản phẩm thì việc đòi hỏi khả năng đảm bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phải cao để tránh ảnh hưởng tới thương hiệu.
Hỗ trợ thanh toán theo nhiều hình thức
Tất nhiên mua hàng theo hai hình thức thì khả năng thanh toán cũng đa dạng hơn. Ví dụ như các hình thức thanh toán như tiền mặt (COD), thẻ ATM, tín dụng, MasterCard, Visa…các loại ví điện tử (MoMo, ZaloPay,…) thì khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, dễ thanh toán. Hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng đang áp dụng các phương thức thanh toán khác nhau nhằm tăng trải nghiệm và cảm nhận của khách hàng.
3. Lý do doanh nghiệp nên áp dụng OAO vào ngành bán lẻ hiện nay
Lý do doanh nghiệp nên áp dụng mô hình vào ngành bán lẻ hiện nay
Để doanh nghiệp áp dụng một hình thức kinh doanh vào vận hành thì cần đòi hỏi phải biết được hết những yêu cầu, lợi ích của nó. Vậy lý do của mô hình OAO là gì để doanh nghiệp đổi mới quy trình hay phát triển quy mô hoạt động?
Mở rộng kênh, tiếp cận được số lượng lớn trong tệp khách hàng
Vào thời điểm khó khăn của dịch bệnh là lúc mô hình OAO được phát triển mạnh mẽ ở một số doanh nghiệp .Đối mặt với khó khăn về doanh thu, một số doanh nghiệp mạo hiểm bằng cách tận dụng tối đa công nghệ số để phát triển kênh bán.
Tệp khách hàng thông qua các cửa hàng truyền thống đã được tiếp cận hết và còn chủ yếu khách hàng trung thành thì việc tiếp cận trên nền tảng số là cách thông minh, khi mà chủ yếu hiện nay mọi người đều sử dụng internet. Việc liên kết với bên thứ ba là các ứng dụng mua sắm hay các sàn thương mại điện tử, sẽ giúp mở rộng tệp khách hàng hơn.
Nhu cầu khách hàng về mua sắm gia tăng
Xu hướng khách hàng hiện nay là tìm kiếm sản phẩm trên nhiều kênh khác nhau thông qua website, mạng xã hội, các kênh thương mại điện tử…. trước khi đến cửa hàng. Khi khách hàng mua sắm online, có thể so sánh được mức giá, tìm kiếm được các loại sản phẩm khác nhau, đồng thời chủ động được quá trình mua hàng của mình.
Với mô hình OAO, doanh nghiệp có cả hai hình thức là cửa hàng vật lý và cửa hàng online sẽ đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng từ đó hiệu quả doanh thu cũng được cải thiện.
Tiết kiệm chi phí và thời gian
Khi áp dụng mô hình này, khách hàng có thể đặt hàng trên online hoặc xem sản phẩm khi ở trong cửa hàng. Lựa chọn hình thức mua hàng cũng tùy vào cách quản lý thời gian của khách hàng.
Tuy nhiên, trường hợp khách hàng không muốn chờ đợi sản phẩm được vận chuyển, họ có thể qua tận cửa hàng để lấy. Ngoài ra, phương thức đặt hàng trực tuyến và chọn địa chỉ giao là tại cửa hàng vật lý của doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận chuyển.
Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, tạo độ uy tín
Như đã nói nhu cầu khách hàng ngày càng cao, việc doanh nghiệp tận dụng lợi thế bán hàng theo hai kênh online và offline giúp cho trải nghiệm khách hàng được đa dạng hơn. Đồng thời việc khách hàng mua hàng hóa online khi mà doanh nghiệp vẫn có cửa hàng truyền thống sẽ đảm bảo độ uy tín về hàng hóa.
Bởi mặc dù mua hàng online nhưng khách hàng vẫn có nỗi lo rằng sản phẩm sẽ không đạt chuẩn hoặc có thể là chỉ là hàng giả, hàng nhái. Chính vì thế, áp dụng mô hình OAO sẽ tạo cơ hội thuận lợi giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng trên nhiều phương diện.
Vậy là chúng ta đã hiểu hơn về mô hình OAO là gì và có nên áp dụng vào trong kinh doanh đặc biệt là ngành bán lẻ. Doapp hy vọng bài viết sẽ mang lại thông tin bổ ích cho những doanh nghiệp khi thực hiện kế hoạch kinh doanh. Nếu doanh nghiệp bạn cũng đang muốn tiếp cận đến mô hình OAO nhưng chưa biết cách quản lý bán hàng đồng bộ, phát triển kênh bán hàng để gia tăng doanh thu thì đến ngay với Doapp – một trong các Nền tảng tạo app bán hàng tốt nhất hiện nay.