Bán hàng đa kênh - Xu hướng tất yếu của ngành bán lẻ
Có hơn 73% NTD sử dụng nhiều kênh khác nhau để mua sắm và có tới 24,1% nhà bán hàng đa kênh trên ghi nhận có tăng trưởng doanh thu ngay cả trong thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID 19 (Theo khảo sát của Harvard Business Review).
Bán hàng đa kênh, xu hướng phát triển bền vững cho các nhà bán lẻ
Ngày càng có nhiều kênh để khách hàng lựa chọn sản phẩm và mua sắm, chính vì thế bán hàng đa kênh càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Chỉ có 7% người mua sắm chỉ trên online, quá ít so với 73% nhóm người mua sắm đa kênh. Và theo khảo sát, trong năm 2020, 25% người tiêu dùng có dự định mua sắm online và nhận hàng tại cửa hàng trong các kỳ lễ. Con số này dự kiến sẽ tăng cao trong tình trạng giãn cách xã hội kéo dài.
Khách hàng ở đâu thì doanh nghiệp ở đó, để không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào vào tay đối thủ, các Doanh nghiệp cần phải thật khẩn trương trong việc tiếp cận khách hàng đa kênh. Ngoài Các kênh truyền thống như cửa hàng bán lẻ truyền thống, bán buôn, phân phối đến các hệ thống khác. Doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào kênh online như: App, website bán hàng, Facebook, Zalo,… và các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada,…
Điều quan trọng hơn hết là: không phải sự xuất hiện của thương hiệu trên nhiều kênh là tốt, mà cung cấp trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng ở nhiều kênh mới là tốt nhất.
Sự phát triển của mạng lưới Internet giúp cho khách hàng có nhiều thông tin về sản phẩm hơn. (80% người tiêu dùng luôn kiểm tra, tìm kiếm các so sánh trước khi thực hiện mua hàng). Doanh nghiệp cần có chiến lược để thông tin của mình hiển thị tại mọi nơi khách hàng của mình đến. Hãy dự đoán nhu cầu của họ trong từng giai đoạn mua sắm, và đáp ứng những nhu cầu đó. Hãy là người tạo các tài liệu cho những tìm kiếm và so sánh đó.
Có chiến lược lựa chọn đúng kênh
Để có một chiến lược “ đánh đâu thắng đó” bạn cần hiểu rõ từng kênh bán hàng để có những lựa chọn phù hợp mà không tốn kém chi phí và nhân lực. Có 2 dạng kênh chính:
Kênh bán hàng offline: Cửa hàng truyền thống, bán hàng trực tiếp( tại các chợ, siêu thị, lễ hội,…), bán buôn, phân phối đến những khu vực khác có thể bán hàng.
Kênh bán hàng online: app bán hàng, website bán hàng, các mạng truyền thông xã hội/ Social Media như Facebook, Zalo; các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki,..
Sau khi đã lọc được kênh bán hàng phù hợp, bạn cần đặt là chiến lược cũng như mục tiêu cụ thể cho mỗi kênh. Đặt rõ các tiêu chuẩn kỳ vọng ở mỗi kênh và lên kế hoạch xây dựng từng kênh chỉn chu thay vì chỉ xây dựng cho có là nền tảng quan trọng để các kênh đều phát huy tối đa khả năng chuyển đổi và mang lại doanh thu.