4 khó khăn phải đối mặt khi kinh doanh Thực phẩm
Viễn cảnh ngồi rung đùi đếm tiền đã không còn với con đường kinh doanh thực phẩm ngày nay. Có quá nhiều cạnh tranh với ngành thực phẩm. Cho nên thay vì đổ hết tiền vào mở cửa hàng, nhiều người chọn cách khởi đầu từ việc kinh doanh online. Thực phẩm là thị trường cực kỳ tiềm năng, nhưng không ai dám chắc bạn có thể thành công với ngành kinh doanh thực phẩm online này. Vậy những khó khăn phải đối mặt khi kinh doanh Thực phẩm là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Tìm kiếm nguồn hàng thực phẩm sạch
Điều quan trọng nhất của kinh doanh thực phẩm chắc chắn là về nguồn hàng. Không giống với các loại thực phẩm thông thường khác, sẽ khá khó khăn trong vấn đề tìm nguồn cung thực phẩm sạch và đảm bảo việc cung cấp chúng thường xuyên. Với những người mới bắt đầu kinh doanh bạn cần phải tìm hiểu kỹ về nguồn gốc hàng hóa theo những chứng chỉ và giấy tờ xác định từ nhà cung ứng như giấy chứng nhận an toàn thực phẩm từ Bộ nông nghiệp.
Hiện nay Việt Nam có 3 loại tiêu chuẩn về thực phẩm sạch được công nhận:
Tiêu chuẩn VietGAP là phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến của Việt Nam — dựa trên 4 tiêu chí
Tiêu chuẩn GlobalGap là phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến toàn cầu.Yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ.
Tiêu chuẩn hữu cơ là những loại thự phẩm được sản xuất bằng phương thức canh tác hữu cơ, gồm yêu cầu 4 không
Dựa vào những tiêu chuẩn trên thì thực phẩm sạch có thể được chia thành 3 loại sau đây:
Thực phẩm không ô nhiễm
Gọi là thực phẩm không gây hại hoặc “an toàn vệ sinh”. Đây là loại thực phẩm sạch được sản xuất trong môi trường được tuân thủ quy trình sản xuất bảo đảm sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước hoặc đạt yêu cầu thực phẩm không ô nhiễm của ngành hàng.
Thực phẩm sinh thái
Thực phẩm sinh thái còn gọi là thực phẩm xanh. Sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong điều kiện sinh thái là thực phẩm không ô nhiễm, tuân thủ các quy định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
Thực phẩm sinh thái đạt yêu cầu về an toàn và đạt tiêu chí quy định, tiêu chuẩn thực phẩm không gây ô nhiễm, an toàn, vệ sinh.
Thực phẩm hữu cơ
Là sản phẩm sản xuất theo nguyên lý nông nghiệp hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo quy trình của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức nông nghiệp hữu cơ xác nhận và cấp chứng chỉ.
Tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất sản phẩm hữu cơ bắt buộc phải là sản phẩm tự nhiên của hệ thống sản xuất (vì vậy, sản phẩm có chuyển gien không phải là sản phẩm hữu cơ).
2. Số lượng cung cấp ít không đảm bảo
Phải trải qua quy trình chăm bón nghiệm nhặt, nói không với các chất hóa học hoặc sử dụng một lượng rất nhỏ (vẫn trong độ an toàn cho phép) mới tạo nên những thực phẩm sạch. Chính vì thế, đôi khi không đảm bảo nguồn cung là điều không thể tránh khỏi. Để chủ động trong việc kinh doanh không bị gián đoạn, bạn cần tìm hiểu nhiều nhà cung cấp khác nhau. Như vậy bạn mới tránh khỏi tình trạng nguồn cung không đủ cho khách hàng. Như vậy bạn cũng sẽ rất dễ bị mất khách vào tay các đối thủ cạnh tranh.
3. Chi phí tốn kém
Bạn sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn trong việc thu mua thực phẩm. Vì đó là thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng nên sẽ có giá cao hơn với những thực phẩm không rõ nguồn gốc ngoài chợ.
Việc đảm bảo thực phẩm luôn tươi mới cũng là điều vô cùng quan trọng. Bạn buộc phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đảm bảo thực phẩm của bạn luôn tươi ngon. Hiển nhiên những thiết bị này không hề rẻ, việc tốn kém vài trăm triệu để có một bộ máy móc hợp tiêu chuẩn là điều rất bình thường. Do đó, bạn cần cân đo đong đếm cho kỹ để đưa ra mức giá phù hợp để đảm bảo rằng sản phẩm bán ra vẫn có lãi
4. Xây dựng niềm tin khách hàng
Xây dựng niềm tin khách hàng trong kinh doanh thực phẩm luôn là con dao hai lưỡi. Không dễ để khách hàng có thể tin tưởng giao vấn đề sức khỏe cho bạn nhưng một khi đã tạo dựng được niềm tin trong lòng họ thì đó chính là chìa khóa thành công trong công cuộc kinh doanh thực phẩm.
Mức độ tin tưởng của Khách hàng càng cao, thành công của bạn càng lớn. Để bắt đầu thu hút và dành được niềm tin của khách hàng, bạn cần phải có một giải pháp Marketing phù hợp. Khách hàng sẽ cảm thấy thuyết phục và thoải mái hơn khi bạn có một app bán hàng và trang web riêng để giới thiệu sản phẩm, cập nhật những chương trình ưu đãi, khách hàng có thể mua sắm trực tuyến… Bên cạnh đó, hãy tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,… Chính những điều đó sẽ giúp bạn có được nhiều khách hàng mới và lượng khách hàng trung thành cũng tăng lên – Việc mà rất khó trong thời gian dịch COVID-19 như hiện nay.
Để làm được những điều lớn lao thì trước tiên bạn cần làm tốt từ những chi tiết nhỏ nhất, có như vậy thì doanh nghiệp hay thương hiệu nào cũng sẽ thành công.
Kinh doanh thì ngành nào cũng có những khó khăn riêng của nó. Tuy nhiên, có khó khăn đến đâu thì chỉ cần bạn cố gắng thì chắc chắn bạn sẽ thành công. Hi vọng sau bài viết này bạn có thể tìm ra hướng giải quyết cho riêng mình trước khó khăn khi kinh doanh Thực phẩm. Chúc các bạn thành công!